• 02822444747/0986 048 525

Những điều cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020

  • Xuất khẩu lao động Nhật Bản
  • 05/11/2018

Trong những năm gần đây, chuyện lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc không còn là chuyện hiếm gặp. Trong đó, Nhật Bản đang được xem là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam. Vậy điều kiện để đi XKLĐ Nhật Bản là gì? Chi phí đi cụ thể là bao nhiêu? Quy trình XKLĐ Nhật Bản như thế nào? Tất cả những thắc mắc về chuyện lao động Việt sang Nhật này sẽ được giải đáp qua bài đăng dưới đây.

 

 ►    CÁC ĐƠN HÀNG THỰC TẬP SINH CỦA MEIA VIỆT NAM


1.     Đơn hàng TTS xây dựng 

2.     Đơn hàng TTS cơ khí 

3.     Đơn hàng TTS ô tô 

4.     Đơn hàng TTS lắp ráp linh kiện 

5.     Đơn hàng TTS vận hành máy công nghiệp 

6.     Đơn hàng TTS dập - đúc kim loại 

7.     Đơn hàng TTS hàn 

8.     Đơn hàng TTS tiện CNC 

9.     Đơn hàng TTS mạ điện 

10.   Đơn hàng TTS sơn 

11.   Đơn hàng TTS nhựa 

12.   Đơn hàng TTS gia công máy móc 

13.   Đơn hàng TTS gia công trứng gà 

14.   Đơn hàng TTS chế biến rau củ  

15.   Đơn hàng TTS chế biến thực phẩm 

16.   Đơn hàng TTS đóng gói sản phẩm 

17.   Đơn hàng TTS kiểm phẩm 

18.   Đơn hàng TTS điều dưỡng 

19.   Đơn hàng TTS giặt ủi 

Ngoài ra, Công ty MEIA VIỆT NAM còn có những đơn hàng kỹ sư Nhật Bản . Xem thêm: Trọn bộ đơn hàng kỹ sư mới nhất 

 

►     ĐIỀU KIỆN ĐI THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN


1.     Độ tuổi:

 

-   Tuổi từ 19 – 32 tuổi cho tất cả các đơn hàng.

-   Hầu hết các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản họ đề yêu cầu về trình độ chuyên môn, khả năng tay nghề. 

-   Đối với các đơn hàng lớn thường được nới rộng biên độ tuổi tác như các ngành về: may mặc, giặt là, xây dựng, nông nghiệp,…..độ tuổi giới hạn cho ngành nghề này thuộc 18-40 tuổi.

 

2.     Trình độ văn hóa và chuyên môn:

 

-   Người lao động phải tốt nghiệp THCS hoặc THPT, Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học tùy theo tính chất của từng đơn hàng yêu cầu.

-   Hiện nay thì công ty chúng tôi chỉ yêu cầu từ THCS (cấp 2) trở lên.

 

3.     Ngoại hình:

 

-   Nữ: Chiều cao từ 1,50m trở lên, cân nặng 45kg trở lên.

-   Nam: Cao 1,60m trở lên, nặng 50kg trở lên.

 

4.     Sức khỏe:

 

-   Người lao động phải đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai, bệnh nhiễm trùng lao,…

-   Trường hợp người lao động mắc các loại bệnh như trên sẽ không đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.

 

5.     Ngành nghề:

 

Hiện nay có một số ngành nghề phổ biến tùy theo hợp đồng 1 năm đến 3 năm người lao động tự chọn ngành phù hợp với khả năng của mình như sau:

-   Cơ khí (Hàn, tiện, sơn, đúc, dập, khuôn mẫu,…)

-   Nông nghiệp, may (trồng rau sạch, trồng nấm,…)

-   Lắp ráp linh kiện điện tử, kiểm tra sản phẩm, cơ khí, ép nhựa và thực phẩm, chế biến thủy hải sản,…

-   Trang trí nội thất, xây dựng (Cốt pha, cốt thép, giàn giáo,..)

 

Những điều cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018

Các ngành nghề XKLĐ phổ biến ở Nhật 2020

 

6.     Kinh nghiệm làm việc:

 

-   Tùy theo từng đơn hàng để tuyển chọn có kinh nghiệm hay không.

-   Thông thường thì chỉ một số đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm may từ 2 năm trở lên, hàn kinh nghiệm 6 tháng hoặc tiện kinh nghiệm 1 năm, …

 

7.     Một số yêu cầu khác:

 

-   Người lao động có đủ năng lực và hành vi dân sự.

-   Có ý thức chấp hành pháp luật, tư chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự,..

-   Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh theo luật pháp của Việt Nam.

-   Chưa tham gia chương trình thực tập kỹ năng, chưa từng xin visa đi Nhật.

 

►     CHI PHÍ KHÁI QUÁT KHI ĐI XKLĐ


1.     Phí khám sức khỏe

 

       Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động, do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình này đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển.

 

2.     Tiền dịch vụ

 

       Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

3.     Tiền môi giới

 

-   Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. 

-   Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

-   Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.

-   Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

 

4.     Chi phí học tiếng Nhật

 

       Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.

 

5.     Đào tạo tay nghề (nếu có)

 

       Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.

 

6.     Tiền ký quỹ chống trốn (nếu công ty phía Nhật bắt buộc)

 

-   Trường hợp nếu người lao động (NLĐ) chọn sang Nhật làm theo hướng tu nghiệp sinh thì thường NLĐ phải đóng tiền đặt cọc và thế chấp cho công ty xuất khẩu lao động.

-   Việc đặt cọc và thế chấp này nhằm hạn chế việc các tu nghiệp sinh bỏ trốn khi gần hết hợp đồng 3 năm tại Nhật.

-   Mức đặt cọc thường là 3.500 USD, thế chấp bằng giấy tờ nhà hoặc tài sản có giá trị tối thiểu 100 triệu đồng. Sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước bạn sẽ được hoàn trả các khoản tiền này

-   Tiền đặt cọc chống trốn sẽ được gửi thẳng vào ngân hàng, bạn sẽ được mở 1 cuốn sổ tiết kiệm đứng tên bạn, đi làm việc 3 năm thì là sổ tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng, đi đơn hàng 1 năm thì sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất sẽ tính theo mức lãi quy định vào từng thời điểm khác nhau.

-   Khi về nước bạn mang giấy tờ ra ngân hàng và có thể lấy lại số tiền đặt cọc của mình.

-   Trong trường hợp người lao động bỏ trốn ra ngoài, làm thêm phạm pháp mà không về nước thì bạn sẽ không được lấy lại số tiền đặt cọc.

 

7.     Phí hồ sơ, dịch thuật

 

-   Khi đi XKLĐ Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục, hồ sơ để được sang Nhật làm việc.

-   Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, người lao động phải dịch thuật bằng cấp 3 trở lên và các giấy tờ liên quan từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

-   Nếu người lao động chưa có những giấy tờ này thì sau khi trúng tuyển công ty sẽ làm, và khi đó bạn phải mất một khoản phí hồ sơ, dịch thuật cho công ty mà bạn đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản.

 

8.     Ăn ở (nếu có)

 

-   Các trung tâm đào tạo trước khi xuất cảnh có phòng ở cho các bạn ứng viên ở lại ăn ở trong quá trình học tập và đào tạo.

-   Nếu các bạn có nhu cầu mong muốn ăn uống và nghỉ ngơi tại trung tâm, các bạn có thể đăng ký với công ty.

-   Mức phí tùy thuộc vào từng công ty đưa ra.

 

Xem thêm: Mẹo hay siêu tiết kiệm cho TTS Nhật Bản

 

9.     Visa, giấy tờ, vé máy bay

 

-   Ngoài ra, người lao động còn phải làm những thủ tục, giấy tờ xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Đối với diện đi XKLĐ Nhật Bản thì sẽ xin visa dài hạn.

-   Bạn có thể tự làm visa hoặc tự mua vé máy bay hoặc công ty bạn đăng ký đi XKLĐ sẽ làm giúp bạn. Mức phí tùy thuộc vào từng công ty.

 

10.     Phụ phí phát sinh ngoài (quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục, …) (nếu có) 

 

     Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng và tập huấn tay nghề, người lao động được cung cấp giáo trình, quần áo đồng phục trong quá trình học tập và vali để đựng quần áo chuẩn bị cho người lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Nhưng cũng có công ty thu phí này của bạn.

 

►     QUY TRÌNH ĐI THỰC TẬP SINH


BƯỚC 1KHÁM SỨC KHỎE

 

-   Yêu cầu: Khám 02 lần , lần 01 trước khi phỏng vấn, lần 02 trước xuất cảnh 15 ngày

-   Khám theo bệnh viện chỉ định của công tỵ  (Khi đi khám sức khỏe, cần mang theo 04 ảnh cỡ 4 x 6)

-   Những điều cần chú ý về sức khỏe, ngoại hình:

♦    TTS có hình xăm không được tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật Bản (muốn được tham gia phải đi tẩy hình xăm trước khi tham gia chương trình này).

♦    TTS bị dị hình, dị tật, cụt một trong 10 ngón tay, mặt bị chàm (đỏ, đen) trên khuôn mặt v...v...  cũng không tham gia chương trình này.

♦    Mắt không đeo kính phải đạt 7/10 trở lên.

-   Trường hợp các đơn hàng gấp cần tiến cử lao động thì CB-TD tư vấn yêu cầu TTS đi Bệnh viện làm trước các bước sau đây:

♦    Xét nghiệm máu, nhằm sàng lọc: Vi rút HIV, Vi rút Viêm gan B, ...

♦    Phân loại nhóm máu

♦    Đo thị lực của mắt

♦    Chiều cao, cân nặng

 

BƯỚC 2:  CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐI THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

 

HỒ SƠ TTS NHẬT BẢN CẦN CHUẨN BỊ:

 

1.    Lý lịch trích ngang

 

-   Số lượng yêu cầu : 2 bản

-   Có thể mua hoặc tự lên mạng in ra, gồm 2 bộ hồ sơ, sau đó lấy lại 2 bản trích ngang, kê khai toàn bộ thông tin cá nhân và gia đình.

LƯU Ý: TTS phải khai đầy đủ, chi tiết các thông tin cá nhân và gia đình (Bao gồm thông tin bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, quá trình học tập, công tác) Phải ghi rõ từ tháng nào, năm nào, đến tháng nào năm nào, học ở đâu, làm ở đâu. Bản trích ngang phải được dán ảnh 4 x 6 và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

 

2.    Hộ khẩu gia đình

 

-   Số lượng yêu cầu: 2 quyển

LƯU Ý: Sổ hộ khẩu gia đình phải có tên TTS trong sổ

 

3.    Giấy khai sinh

 

-   Số lượng yêu cầu:  2 bản 

 

4.     Chứng minh nhân dân

 

-   Số lượng yêu cầu: 2 bản

LƯU Ý: Hai mặt của CMND (mặt trước và mặt sau) phải được photo trên cùng một mặt giấy, khổ giấy A4

 

5.     Bằng tốt nghiệp các loại

 

-   Số lượng yêu cầu: Mỗi loại bằng tốt nghiệp 2 bản

LƯU Ý: Bằng tốt nghiệp ở đây được hiểu là: Chứng chỉ nghề, bằng cấp 3, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học, ... (có những đơn hàng chỉ yêu cầu bằng cấp 2). Nếu TTS đã có chứng chỉ tiếng Nhật và các loại chứng chỉ tay nghề do các tổ chức nước ngoài cấp thì đây chính là lợi thế ưu tiên cho chính TTS đó. Không cần phải nộp các loại chứng chỉ như tiếng Anh và các loại giấy tờ không liên quan gì đến chương trình TTS Nhật Bản.

-   Cụ thể như sau:

♦    TTS đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học: chỉ cần nộp bằng cấp 3 và bằng cao đẳng hoặc đại học.

♦    TTS có chứng chỉ nghề: nộp chứng chỉ nghề và bằng cấp 3.

♦    TTS chỉ tốt nghiệp cấp 2: nộp bằng cấp 2.

♦    Nếu chưa lấy được bằng chính thì nộp GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP TẠM THỜI, BẢNG ĐIỂM, nhưng đến khi đỗ đơn hàng thì bắt buộc phải nộp bằng chính (photo chứng thực).

♦    Ngoài ra, TTS nào có chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ nghề do các tổ chức nước ngoài cấp thì nộp cùng theo hồ sơ.

 

6.    Giấy xác nhận nhân sự

 

-   Số lượng yêu cầu: 01 bản (dán ảnh 4 x 6 vào góc trái của văn bản, đóng dấu giáp lai của Công an xã, phường).

LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, nên một số địa phương vẫn gọi là GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM hoặc GIẤY XÁC NHẬN THÂN NHÂN. Tóm lại, tên gọi thì có thể khác nhau, nhưng cứ có dấu xác nhận của Cơ quan Công an xã, phường nơi TTS cư trú, là được.

 

7.    Giấy xác nhận Tình trạng Hôn nhân

 

-   Số lượng yêu cầu: 01 bản

-   Đối với TTS chưa đăng ký kết hôn: yêu cầu TTS đến UBND xã, phường nơi TTS cư trú, gặp Trưởng hoặc Phó Ban tư pháp xã, phường để xin.

-   Đối với TTS đã đăng ký kết hôn: Yêu cầu TTS  photo giấy đăng ký kết hôn.

-   Đối với TTS đã ly hôn: yêu cầu TTS photo quyết định xử ly hôn của tòa án.

LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, hơn nữa một số địa phương do cán bộ thực thi công vụ không hiểu loại giấy này nó thế nào. Bởi vậy, về giấy xác nhận này, Phòng Kiểm soát sẽ cung cấp mẫu chuẩn cho CB-TD để CB-TD cung cấp cho TTS và Cộng tác viên hoặc TTS tự tra cứu trên Google – Gõ vào ô tìm kiếm: "Mẫu TP/HT-2010-XNHN". Sau khi in ra, điền thông tin vào, TTS mang ra UBND xã, phường (nơi TTS cư trú) để xin xác nhận.

 

8.    Ảnh thẻ

 

-   Số lượng yêu cầu: 

♦    12 ảnh 4 x 6

♦    12 ảnh 3 x 4

♦    6 ảnh 3.5 x 4.5

♦    6 ảnh 4.5 x 4.5

LƯU Ý:  Ảnh phải được chụp trên phông nền trắng, mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng.

 

9.    Ảnh gia đình

 

-   Số lượng yêu cầu: 01 ảnh

-   Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình ( kích thước 12 x 20). 

 

10.    Hộ chiếu

 

-   Số lượng cần: 01 quyển

-   Nơi làm hộ chiếu: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi TTS cư trú.

 

LƯU Ý CHUNG:

-   Tất cả các giấy tờ trên phải có dấu xác nhận chứng thực sao y bản chính của UBND xã, phường nơi TTS cư trú. 

-   Vì tất cả các giấy tờ khi đi chứng thực, Bộ phận Hành chính một cửa tại UBND xã, phường sẽ giữ lại 01 bản để lưu, TTS cần mang theo nhiều hơn một bản.

-   Đối với những giấy tờ có nhiều trang: phải được đóng dấu giáp lai.

-   Đối với những giấy tờ TTS đi xin xác nhận sao y bản chính ở nơi khác (không phải nơi TTS cư trú): phải mang theo bản gốc để đối chiếu.

 

BƯỚC 3: HỌC NGUỒN – THI TUYỂN ĐƠN HÀNG 

 

Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ, TTS nhập học đào tạo học nguồn.

-   Các ứng viên được tiếp nhận học tạo nguồn tại Trung tâm đào tạo nguồn của công ty, sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật 01 tháng tập trung. Trong thời gian học, các bạn được học tiếng, giáo dục định hướng sơ bộ về chương trình Thực tập sinh Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản.

-   Các ứng viên tuân thủ theo quy định và điều hành của Trung tâm Đào tạo.

-   Trong quá trình học tại Trung tâm Đào tạo của công ty, tất cả các bạn ứng viên đều có cơ hội như nhau trong việc được tiến cử đơn hàng và tham gia thi tuyển.

-   Tiêu chí để tiến cử sẽ căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đơn hàng, ví dụ độ tuổi, trình độ, chiều cao, thị lực, tay nghề, kinh nghiệm, ... của ứng viên để lọc ra các ứng viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra của đơn hàng.

-   Trước khi thi tuyển đơn hàng, tùy theo yêu cầu của đối tác, các bạn tham gia thi tuyển sẽ có thể được học lớp đặc biệt hoặc được đào tạo sâu về giao tiếp, giới thiệu bản thân, hoặc được tham gia khóa đào tạo tay nghề chuyên môn trước thi tuyển.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2018

TTS nhập học đào tạo học nguồn ở MEIA Việt Nam

 

-   Theo ngày đã lên lịch, đối tác tuyển dụng Nhật Bản sẽ sang công ty và tổ chức thi tuyển tiếng – tay nghề, phỏng vấn, kiểm tra năng lực cá nhân của các TTS theo các bài test do phía Nhật đặt ra và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất trúng tuyển đơn hàng.

 

BƯỚC 4: QUY TRÌNH HỌC SAU KHI TRÚNG TUYỂN – XUẤT CẢNH

 

-   Các TTS trúng tuyển sẽ chuyển sang giai đoạn đào tạo tiếng trước xuất cảnh, thời gian từ 2 đến 6 tháng tùy theo lịch xuất cảnh của đơn hàng. 

-   Đóng góp các khoản tài chính liên quan đến đào tạo sau trúng tuyển và chuẩn bị thủ tục xuất cảnh.

-   Nội dung đào tạo: Chuyên sâu tiếng Nhật, định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và văn hóa Nhật Bản. Chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất các bạn có thể đạt được là N4

-   Trong thời gian học, các TTSh sẽ được ký các hợp đồng liên quan đến công việc sẽ thực tập tại Nhật Bản, các hợp đồng liên quan đến thủ tục xuất cảnh.

-   Khám sức khỏe trước xuất cảnh.

-   Hoàn tất tài chính theo yêu cầu. Hoàn tất các thủ tục đảm bảo xuất cảnh theo quy định.

-   Xuất cảnh: Công ty sẽ cung cấp đồng phục, vali xuất cảnh đồng bộ, hỗ trợ đưa TTS ra sân bay.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2018

Kỹ sư, TTS của công ty MEIA xuất cảnh

 

BƯỚC 5: QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC TẠI NHẬT

 

Theo quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đăng ký đi làm việc tại Nhật, TTS trúng tuyển sang Nhật làm việc thời gian 1 năm hoặc 3 năm theo hợp đồng làm việc ký với xí nghiệp tại Nhật Bản.

 

BƯỚC 6: KẾT THÚC VỀ NƯỚC

Kết thúc chương trình Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, về nước phải tới Công ty để thanh lý